Máy phân tích thành phần cơ thể Accuniq all Model

Máy phân tích thành phần cơ thể

Body Composition Analyzer (BCA)

Máy phân tích thành phần cơ thể là gì ?

Máy phân tích thành phần cơ thể hay Body Composition Analyzer là một thiết bị dùng đo và phân tích thành phần cơ thể với nguyên lý đọc các giá trị từ trở kháng của dòng điện đến các tế bào trong cơ thể, áp dụng công nghệ BIA (Phân tích trở kháng điện sinh học), dòng điện được sử dụng không gây hại cho cơ thể.

 

Phân tích trở kháng điện sinh học (BIA) là gì ?

Là một phương pháp đo thành phần cơ thể từ điện trở bằng cách chạy một mức dòng điện thấp (dưới 1 mA) qua cơ thể với tốc độ hợp lý và an toàn. Tín hiệu điện truyền qua cơ bắp, chất béo và chất lỏng trong cơ thể. Trong đó phần xương và chất béo dẫn điện kém, có khả năng trở kháng lại dòng điện cao trong khi máu, các cơ quan nội tạng và cơ bắp dẫn điện tốt và có điện trở thấp. Dữ liệu về tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao cùng với điện trở dòng điện được sử dụng để đánh giá kết quả thành phần cơ thể.

Tuy nhiên BIA không phù hợp với những trường hợp sau :

  • Người sử dụng máy trợ tim vì dòng điện có thể cản trở hoạt động của máy.
  • Người đang mang thai vì dòng điện có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Người có dụng cụ kim loại trong người do phẫu thuật.

Các loại máy phân tích thành phần cơ thể

Các loại máy phân tích thành phần cơ thể

Máy phân tích thành phần cơ thể loại tay cầm 1 sóng tần

Từ hình 1 có thể thấy rằng máy đo loại tay cầm 1 sóng tần số đo từ cánh tay này đến cánh tay bên kia, phần chân chỉ được tính toán gần đúng, loại máy này thường được dùng trong nhà.

 

Máy phân tích thành phần cơ thể loại đứng cân 1 sóng tần

Từ hình 2 có thể thấy rằng máy đo loại tay cầm 1 sóng tần số đo từ chân này đến chân kia, phần thân và cánh tay chỉ được tính toán gần đúng, loại máy này thường được dùng trong nhà.

 

Máy phân tích thành phần cơ thể loại đứng cân 2 sóng tần

Từ hình 3 có thể thấy rằng máy đo loại đứng cân 2 sóng tần số ( Dual Frequency ) đo từ chân này đến chân kia và phần thân, cánh tay chỉ được tính toán gần đúng, loại máy này thường được dùng ở phòng tập gym hoặc clinic.

 

Máy phân tích thành phần cơ thể loại tay cầm và đứng cân 3 sóng tần

Từ hình 4 có thể thấy rằng máy đo loại đứng cân 3 sóng tần số ( Multi Frequency ) đo từ chân này đến chân kia, tay này đến tay kia và tay đến chân. Thực hiện đo riêng từng bộ phận gồm tay tái/tay phải, chân trái/chân phải, đo toàn bộ một cách chi tiết, không có sự tính toán gần đúng như những loại kia nên có độ chính xác rất cao.

Vì sao nên là Accuniq ?

Vị trí số 1 Máy phân tích thành phần cơ thể

  • Bắt đầu đo kết quả dạng Multi frequency (3 sóng tần số trở lên).
  • Đo chi tiết hơn các thương hiệu khác.
  • Độ chính xác hơn 97% so với DEXA (Máy đo hấp thụ tia X năng lượng kép).
  • Tất cả các mô hình thực hiện phân tích kết quả riêng biệt từng bộ phận : cánh tay trái, cánh tay phải, chân trái, chân phải và phần thân, do đó có được các giá trị hoàn chỉnh.
  • Đo được từ độ tuổi 1-99 tuổi, đánh giá kết quả cả trẻ em và người lớn.
  • Đo kết quả chuyên sâu như phạm vi diện tích của mỡ nội tạng, tình trạng mỡ bụng và phù nề… giúp giải quyết được đúng vấn đề.
  • Đo chi tiết cơ bắp, khối lượng cơ (Soft Lean Mass) và lượng cơ xương (Skeletal Muscle Mass), nhờ đó giúp đánh giá toàn bộ lượng cơ chính xác hơn.
  • Đánh giá hơn 20 hình mẫu cơ thể khác nhau để phân tích hình dạng rõ ràng.
  • Sử dụng Ứng dụng ( cả Android và IOS) có thể ghi lại kết quả đo, so sánh và chia sẻ thông tin qua Social Media được.

 

Lợi ích vượt trội

  • Thu hút người tham quan quan tâm đến các gian hàng và hoạt động của thương hiệu.
  • Sử dụng trong nghiên cứu.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu vượt trội với Máy phân tích thành phần cơ thể chất lượng số 1.
  • Xây dựng uy tín của kết quả phân tích thành phần cơ thể từ các máy sử dụng ở các bệnh viện hàng đầu.
  • Dùng để tổ chức các hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận cho khách hàng.
  • Giúp ích cho việc thuyết trình trước gian hàng, tổ chức các hoạt động khuyến mại.
  • Phúc lợi cho nhân viên.
  • Giúp ích cho việc ra mắt sản phẩm, quảng bá thương hiệu.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.
  • Theo dõi tình trạng sức khoẻ của người dùng.
  • Giúp nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới.

 

Dịch vụ 24/7

  • Đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp với hơn mười năm kinh nghiệm.
  • Được hỗ trợ nhanh chóng khi thiết bị gặp sự cố.
  • Có nhân viên tư vấn đồng hành và hỗ trợ các vấn đề cơ bản ban đầu.
  • Có hệ thống bởi kỹ thuật viên lành nghề hỗ trợ và phục vụ trong việc bảo trì sửa chữa.
  • Được cấp máy dự phòng để sử dụng trong quá trình sửa chữa không gây ảnh hưởng đến tình trạng kinh doanh.
Accuniq-BC380

Accuniq Body Composition Analyzer

Máy phân tích thành phần cơ thể Accuniq đo được những giá trị nào ?

  • Cân nặng (Weight)
  • Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI)
  • Lượng chất béo (Body Fat / Fat mass)
  • Phần trăm mỡ cơ thể (Percentage Body Fat – PBF)
  • Chỉ số mỡ nội tạng (Visceral Fat level)
  • Phạm vi diện tích của mỡ nội tạng (Visceral Fat Area)
  • Lượng mỡ nội tạng (Visceral Fat Mass)
  • Lượng mỡ dưới da (Subcutaneous Fat Mass)
  • Mức độ béo (Obesity Degree)
  • Vòng eo (Abdominal Circumference – AC)
  • Tỷ lệ vòng eo trên vòng mông (Waist to Hip Ratio – WHR)
  • Cân nặng cơ thể không gồm chất béo (Fat Free Mass – FFM)
  • Lượng khoáng chất (Mineral)
  • Lượng cơ mềm (Soft Lean Mass – SLM)
  • Lượng cơ xương (Skeletal Muscle Mass – SMM)
  • Chất đạm (Protein)
  • Lượng nước trong cơ thể (Total Body Water – TBW)
  • Khả năng phân tích tình trạng mỡ, cơ và phù nề (ECW Ratio) : phân tích riêng từng phần (Segmental Analysis) như cánh tay trái/phải, chân trái/phải và phần thân.
  • Phân tích lượng nước bên trong tế bào (ICW) và lượng nước ngoài tế bào (ECW) và tình trạng phù nề (ECW Ratio).
  • Đánh giá chung (Comprehensive Evaluation)
  • Loại hình thể (Body Type)
  • Tuổi cơ thể (Biological Age)
  • Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (Basal Metabolic Rate – BMR)
  • Tổng năng lượng sử dụng mỗi ngày (Total Daily Energy Expenditure – TDEE)
  • Lượng tế bào trong cơ thể (Body Cell Mass)
  • Đánh giá mức độ cân đối của cơ thể (Body Balance Assessment)
Accuniq BC300

Ý nghĩa của những giá trị thành phần trong cơ thể

1. Cân nặng ( Weight )

Cho biết tổng trọng lượng của cơ thể nhưng không chỉ ra béo phì hay béo bụng.

2. Lượng nước ( Water )

70% cơ thể người là nước. Nước chiếm 92% trong máu, 85% trong não và 60% nếu xét từng tế bào. Việc có thể đo lượng nước trong cơ thể tách biệt với các thành phần khác cho phép chúng ta biết cơ thể có bị mất nước hay bị phù nề không? Nước có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy để nuôi dưỡng tế bào, vận chuyển chất thải để đào thải và duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Nếu giảm cân sai cách khiến cơ thể mất nước, cơ thể sẽ gầy và có thể bị suy sụp.

3. Tỷ lệ chất béo ( Body Fat% )

Subcutaneous Fat – Lượng mỡ dưới da
Khi cơ thể tiếp nhận một lượng lớn chất béo mà không thể đốt cháy hết, chất béo sẽ đến tích tụ ở bụng đầu tiên và kế đến là lớp dưới da. Lớp mỡ dưới da có thể chia thành 3 tầng gồm :

  • Lớp mỡ dưới lớp da trên cùng là lớp có mỡ bám vào da nhiều nhất (nếu bị tai nạn cứa vào da sâu sẽ thấy lớp mỡ màu trắng). Lớp mỡ này có chức năng bao bọc tuyến mồ hôi và chân tóc, có nhiều mạch máu và dây thần kinh chèn vào lớp mỡ này và nuôi dưỡng các mô liên kết khác.
  • Lớp mỡ dưới lớp da ở giữa thường thấy ở các chi hoặc vùng da dày, nhưng không xuất hiện ở vùng da mỏng như mí mắt, sống mũi.
  • Lớp mỡ dưới lớp da tầng dưới cùng lớp này có đặc điểm như một lớp màng hỗ trợ hạn chế các va chạm khác nhau và lớp mỡ này kết lại thành một quả bóng nếu chúng quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng “cellulite” hay còn gọi là da sần vỏ cam, thường thấy ở đùi và bụng.

Mỡ trong cơ (Inter-muscular Fat) thường được tìm thấy ở những người có vấn đề về rối loạn nội tiết tố, insulin, bệnh tiểu đường và béo phì.

Mỡ giắt (Intramuscular Fat) cũng được tìm thấy ở những người có vấn đề về rối loạn nội tiết tố, insulin, bệnh tiểu đường và béo phì nhưng các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ở động vật, chúng được tìm thấy trong thịt bò, đặc biệt là bò Kobe hoặc Komatsusaka.

4. Mỡ nội tạng ( Visceral Fat )

Là lượng mỡ nguy hiểm nhất, mối họa âm thầm mà nhiều người không biết. Loại mỡ này bám vào nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như gan, tụy, ruột, khiến vòng eo to lên, lan đến bụng khiến bụng phệ. Đây là nơi đầu tiên mà chất béo sẽ tích tụ trong cơ thể nhưng được sử dụng làm chất béo dự trữ cuối cùng, gây ra các bệnh khác nhau bao gồm cả dị ứng. Khi mỡ tích tụ ở vùng bụng nhiều sẽ khiến gan đốt cháy và đưa máu vào thành chất béo LDL, có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch làm cho máu không thể đến não hoặc tim. Những người có nhiều mỡ vùng bụng có nguy cơ suy giảm sức khỏe như gan, tụy, nội tiết tố hoạt động kém hơn dẫn đến một tình trạng gọi là Syndrome X, bao gồm huyết áp cao, chất béo trung tính (triglyceride) cao, đường trong máu thấp và cholesterol HDL thấp – nguyên nhân ban đầu của bệnh tiểu đường. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có nhiều mỡ ở vùng bụng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3,5 lần.

Muốn giảm lượng mỡ này cần ăn kiêng và tập thể dục nhịp điệu để cơ thể sử dụng chất béo ra làm năng lượng nhiều nhất có thể. Nhưng vấn đề gặp phải là nếu cơ thể sử dụng phần chất béo này để làm năng lượng, các tế bào mỡ này cũng có thể giải phóng các chất gây dị ứng (allergenic) dẫn đến một số người bị sốt.

Ở những người rất gầy nhưng bụng phệ, nguyên nhân là do không tập luyện cơ bụng hày còn gọi là “Transverse abdominis” – bộ phận có tác dụng nâng giữ các cơ quan nội tạng. Có thể dễ dàng tập luyện bằng cách Stomach Vacuum, nghĩa là hóp bụng càng nhiều càng tốt.

5. Cơ (Muscle)

Hệ thống cơ là một hệ thống động học của cơ thể con người, có thể di chuyển ở nhiều tư thế khác nhau như đi bộ, chạy, duỗi tay, v.v. Do đó, dựa vào hoạt động của cơ và xương kết hợp với nhau, cơ được xem như là động cơ, là nguồn cung cấp năng lượng cơ học để chuyển động cơ thể.

Các loại cơ trong cơ thể

  • Cơ xương (striated muscle) được gắn vào xương bởi các gân. Nó trông giống như các sọc đen và trắng xen kẽ nhau. Tế bào cơ xương được tạo thành từ các bó dài, mỗi tế bào có rất nhiều nhân. Công việc của các cơ này được điều khiển bởi hệ thống thần kinh trung ương, có thể buộc phải làm việc theo lệnh vì vậy, loại cơ này có tên gọi khác là cơ tự nguyện (voluntary muscle) bao gồm cơ tay và cơ chân.
  • Cơ trơn (smooth muscle) Chúng là những tế bào cơ dẹt, dài, phần đầu và đuôi nhọn, không có sọc bên trong tế bào, có một nhân đơn ở giữa cơ. Loại cơ này kiểm soát sự chuyển động của các cơ quan nội tạng như hệ tiêu hóa, hệ thống tuần hoàn, hệ bài tiết và hệ thống sinh sản. Các cơ này được điều khiển bởi hệ thống thần kinh, không chịu sự kiểm soát có ý thức do đó còn được gọi với tên khác là cơ không tự nguyện (involuntary muscle). Các loại tế bào cơ này được tìm thấy trong thành của các cơ quan như thực quản, dạ dày.
  • Cơ tim (cardiac muscle) có cấu trúc giống cơ xương hơn và chỉ được tìm thấy ở tim. Các loại tế bào cơ này có dạng sọc và có nhiều nhân như cơ xương nhưng là một “cơ không tự nguyện”, được điều khiển bởi hệ thống thần kinh tự chủ cũng như các cơ trơn.

Cơ bắp chịu trách nhiệm xây dựng sức mạnh, giúp di chuyển linh hoạt, giúp khỏe mạnh và có vóc dáng đẹp. Hình dạng cơ thể thích hợp không nên có quá ít cơ bắp vì đây là nguồn cung cấp năng lượng. Khi tăng lượng cơ, mức tiêu thụ năng lượng cũng sẽ tăng lên giúp đốt cháy lượng chất béo trong cơ thể nhiều hơn, nhờ đó giảm cân hiệu quả hơn.

6. Chất đạm ( Protein )

Chất đạm là chất dinh dưỡng có chứa các axit amin cần thiết cho cơ thể, chịu trách nhiệm sản sinh sức mạnh và hỗ trợ hoạt động của xương, cơ và da. Mặc dù cơ thể con người có thể tạo ra 9 loại axit amin nhưng vẫn cần nạp thêm 11 axit amin từ thức ăn như thịt động vật, sản phẩm từ thịt, các loại hạt đậu, gạo và ngũ cốc.

Protein là phần còn lại sau khi tách nước ra khỏi cơ thể. Nếu muốn có cơ bắp nhiều và khỏe hơn cần ăn nhiều protein.

7. Xương ( Bone Mass )

Xương của con người được cấu thành từ hơn 200 khúc xương và có những chức năng sau :
Hỗ trợ và duy trì hình dạng ổn định.
Bảo vệ các cơ quan nội tạng như xương sườn, bảo vệ tim, phổi, gan, hộp sọ và mô não, v.v.
Là nơi kết dính của các mô và cơ để hỗ trợ vận động.
Tạo tế bào máu, tủy xương bên trong xương chịu trách nhiệm sản xuất các tế bào hồng cầu và bạch cầu.
Là một nguồn tập hợp quan trọng lượng canxi và phốt pho.

Xương chứa các khoáng chất như canxi và magie photphat như một chất hỗ trợ hệ xương. Nếu bạn bỏ bê việc tập thể dục và không ăn thực phẩm có chứa canxi sẽ làm mất mật độ xương dẫn đến loãng xương, giòn xương.

8. Chỉ số khối cơ thể ( Body Mass Index : BMI )

Chỉ số khối cơ thể là thước đo sự cân bằng của trọng lượng cơ thể, chỉ dành cho những người từ 18 tuổi trở lên, dữ liệu có thể cho biết xu hướng sức khỏe hiện tại của bạn như quá gầy, bình thường hay quá béo.

Công thức tính BMI là :
BMI (kg/m2) = W/H2 (W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m) )

Chẳng hạn như bạn có số cân nặng là 60kg, chiều cao là 155cm thì chỉ số khối cơ thể của bạn là BMI = 60/1.55= 24.97

9. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản ( Basal Metabolic Rate : BMR )

BMR hiểu một cách đơn giản là năng lượng chúng ta cần để “tồn tại”.

TDEE = Total Daily Energy Expenditure là lượng calo cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày.

Để có thể sử dụng hết năng lượng mỗi ngày thì chúng ta nên ăn lượng thức ăn ít hơn chỉ số BMR nhưng không cao hơn chỉ số TDEE.

Công thức tính BMR :

  • Đối với nam BMR = 66 + (13.7 x trọng lượng tính bằng kg) + (5 x chiều cao tính bằng cm) – (6.8 x tuổi)
  • Đối với nữ BMR = 665 + (9.6 x trọng lượng tính bằng kg) + (1.8 x chiều cao tính bằng cm) – (4.7 x tuổi)

Cân nặng, chiều cao và tuổi tác có ảnh hưởng lớn đến chuyển hóa năng lượng. Một khi xác định được BMR, có thể biết rằng bản thân đang chuyển hóa năng lượng mà chưa thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Nhưng nếu chúng ta có các hoạt động như tập thể dục, năng lượng bị đốt cháy sẽ tăng theo các hoạt động đó.

10. Tuổi cơ thể ( Body Age )

Tỷ lệ trao đổi chất ở trạng thái tĩnh được tính toán từ tỷ lệ phần trăm chất béo và tỷ lệ phần trăm cơ xương, từ đó sử dụng trong việc xác định độ tuổi của cơ thể cao hoặc thấp hơn tuổi trung bình thực tế.

11. Hình thể (Body Type)

Lợi ích chính từ việc xếp loại hình dạng cơ thể là để xác định các kỹ thuật rèn luyện cơ thể cụ thể cho từng hình dạng, kết hợp vào chương trình dinh dưỡng phù hợp với từng thể trạng nhằm cải thiện cơ thể tốt hơn. Những người có hình dạng khác nhau sẽ có các mục tiêu về thể hình khác nhau, do đó các kỹ thuật được sử dụng tập luyện cũng khác nhau.