Blog

Nguyên nhân gì dẫn đến việc ngừng thở khi ngủ?

Ngừng thở khi đang ngủ có phải là một bệnh hay không? Hãy cùng ACCUNIQ trả lời câu hỏi này thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Ngừng thở khi ngủ là triệu chứng của bệnh lý gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua do những triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ. Đây là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, khi người bệnh gặp những cơn ngưng thở hoàn toàn kéo dài ít nhất 10 giây, lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Hội chứng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Có ba loại hội chứng ngưng thở khi ngủ: ngưng thở tắc nghẽn (OSA), ngưng thở trung ương (CSA), và ngưng thở hỗn hợp (MSA). Trong đó, ngưng thở tắc nghẽn là loại phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 4% nam giới và 2% nữ giới. Đáng tiếc là chỉ khoảng 10% số người bị ngưng thở tắc nghẽn tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, trong khi phần lớn vẫn sống chung với bệnh mà không hề hay biết.

Ngưng thở tắc nghẽn xảy ra khi đường hô hấp trên bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần trong lúc ngủ. Các cơ họng giãn ra, lưỡi và các mô mềm trong hầu họng chùng xuống, gây cản trở luồng không khí đi qua. Sự thiếu hụt oxy trong máu do ngưng thở sẽ phát tín hiệu đánh thức một phần não, chỉ huy cơ thể thở. Cơ hoành và cơ ngực phải làm việc nhiều hơn để đẩy không khí qua vùng hẹp, dẫn đến thở gấp, khịt mũi hoặc ngáy. Sau khi hơi thở trở lại bình thường, não quay về trạng thái ngủ và quá trình này tiếp tục lặp lại. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, quá trình này có thể xảy ra vài lần hoặc hàng trăm lần mỗi đêm.

Nguyên nhân gì dẫn đến việc ngừng thở khi ngủ?

2. Nguyễn nhân dẫn đến việc ngừng thở khi ngủ

Trong trường hợp ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, nguyên nhân chính là do lưỡi hoặc các mô ở thành sau họng quá to, hoặc bất thường về xương hàm, gây ra sự cản trở một phần hoặc hoàn toàn đường thở khi ngủ. Ngược lại, ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương xảy ra khi não không thể gửi tín hiệu thích hợp để điều khiển cơ hô hấp, thường do tổn thương não.

Xem thêm: Mẹo đơn giản giúp bạn mùi hơi thở biến mất nhanh chóng

Các yếu tố như béo phì, phì đại VA, amidan hoặc lưỡi, và các vấn đề về xoang cũng góp phần làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Đối với hội chứng ngưng thở trung ương, nguyên nhân chủ yếu là các bệnh lý sẵn có như suy tim hoặc bệnh lý thần kinh, dẫn đến sự mất cân bằng tại trung tâm điều khiển hô hấp của não trong lúc ngủ.

blank

Nguyên nhân gì dẫn đến việc ngừng thở khi ngủ?

3. Triệu chứng của việc ngừng thở khi ngủ

Những triệu chứng phổ biến bao gồm ngủ ngáy kèm theo ngừng thở hoặc cảm giác ngạt thở, buồn ngủ nhiều vào ban ngày, thức giấc nhiều lần trong đêm và đi tiểu nhiều lần. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau đầu vào buổi sáng, giảm trí nhớ và khó tập trung. Những người thừa cân, béo phì, hoặc có bất thường vùng hàm mặt cũng dễ mắc phải hội chứng này. Đặc biệt, tăng huyết áp kháng trị cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng những ai có triệu chứng trên nên đến ngay các chuyên khoa hô hấp để được khám và điều trị kịp thời. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông và lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung và thậm chí là đột tử trong đêm. Đặc biệt, trẻ em mắc hội chứng này có thể trở nên hiếu động thái quá, hay gây gổ, giảm thành tích học tập và gặp vấn đề tiểu dầm.

blank

Nguyên nhân gì dẫn đến việc ngừng thở khi ngủ?

4. Ai sẽ có nguy cơ bị ngừng thở khi ngủ?

Nguy cơ ngừng thở khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến một nhóm người cụ thể mà có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, những người thừa cân hoặc béo phì thường có nguy cơ cao hơn do sự tích tụ mỡ thừa quanh cổ và đường hô hấp, gây cản trở luồng không khí. Ngoài ra, người cao tuổi cũng dễ bị ngưng thở khi ngủ hơn do cơ thể lão hóa và sự giảm sút của cơ bắp.

Xem thêm: Bổ sung vitamin D đúng cách như thế nào?

Những người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên hoặc sử dụng thuốc an thần cũng nằm trong nhóm nguy cơ. Không chỉ vậy, các yếu tố di truyền và cấu trúc bất thường của đường hô hấp như amidan to hoặc lưỡi lớn cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.

blank

Nguyên nhân gì dẫn đến việc ngừng thở khi ngủ?

5. Cách phòng chống bệnh ngừng thở khi ngủ

Phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ là một vấn đề quan trọng, đặc biệt đối với những người thừa cân, béo phì. Việc giảm cân không chỉ giúp cải thiện triệu chứng ngưng thở khi ngủ mà còn mang lại lợi ích cho các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn chuyển hóa, mỡ máu và huyết áp. Đối với những trường hợp có bất thường về giải phẫu như hàm mặt hoặc lưỡi gà rủ quá thấp, cần có sự can thiệp từ các chuyên khoa y tế.

Thay đổi lối sống cũng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Những biện pháp hiệu quả bao gồm giảm cân để giảm độ nặng hoặc thậm chí chữa khỏi ngưng thở khi ngủ, tránh uống rượu, ngưng sử dụng các loại thuốc an thần, chất gây nghiện và thuốc lá. Thay đổi tư thế ngủ, chẳng hạn như nâng cao đầu giường khoảng 10cm hoặc tránh nằm gối cao, cũng có thể giúp một số bệnh nhân giảm ngáy và cải thiện vấn đề hô hấp, đặc biệt khi nằm nghiêng.

blank

Nguyên nhân gì dẫn đến việc ngừng thở khi ngủ?

Hy vọng thông qua những chi sẻ trong bài viết trên về hội chứng ngừng thở khi ngủ sẽ giúp bạn có thêm thông tin để ngăn chặn kịp thời khi gặp những triệu chứng của bệnh cũng như kịp tời đến bệnh viện, phòng khám gần nhất để thăm khám sức khỏe. ACCUNIQ chúc bạn nhiều sức khỏe!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment