Sự thật thú vị về siêu khoáng chất Zinc Bisglycinate có thể bạn chưa biết
Zinc Bisglycinate là gì? Có phải là Kẽm hay không? Cùng ACCUNIQ tìm hiểu về Zinc Bisglycinate thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Tổng quan về Zinc Bisglycinate
1.1. Khoáng chất Kẽm (ZinC)
Trong cơ thể con người, kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu và là một chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. Nó tham gia vào hàng loạt các chức năng cần thiết, bao gồm hỗ trợ hệ miễn dịch, sự phát triển của tế bào và cấu trúc xương, cũng như sự hoạt động của nhiều enzym trong cơ thể. Vì cơ thể không sản xuất kẽm một cách tự nhiên, việc lấy kẽm từ thực phẩm hoặc các loại chất bổ sung là cần thiết để duy trì sức khỏe và chức năng cơ thể.
Khi thiếu kẽm, cơ thể có thể phát sinh các vấn đề bất thường hoặc các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm như:
-
- Nồng độ kẽm cao trong não ở các vùng như hippocampus, vỏ não, và bó sợi rêu. Thiếu kẽm có thể dẫn đến các rối loạn thần kinh và bệnh tâm thần phân liệt.
- Kẽm có vai trò điều hòa chất chuyển vận thần kinh. Thiếu kẽm có thể dẫn đến rối loạn tập tính.
- Kẽm cần thiết để vận chuyển canxi vào não. Thiếu kẽm có thể gây trở ngại trong quá trình này, dẫn đến tình trạng dễ cáu gắt.
- Kẽm cũng điều hòa chức năng của các tuyến nội tiết như tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, và thượng thận. Sự kết hợp này với hệ thần kinh nội tiết giúp cơ thể thích nghi với môi trường, vì vậy khi thiếu kẽm, cơ thể có thể kém thích nghi với các biến đổi của môi trường.
- Kẽm cũng có vai trò trong sự phân bổ vào da, tóc, và móng. Thiếu kẽm có thể dẫn đến các vấn đề như tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, và xuất hiện bớt trắng trên da.
- Thiếu kẽm có thể làm giảm hoặc mất hẳn sự nhạy cảm của vị giác, gây chán ăn và có thể gây ra các bệnh lý như viêm niêm mạc miệng.
- Kẽm cũng giúp tổng hợp và bài tiết hormone tăng trưởng, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm khuẩn.
1.2. Khoáng chất Zinc Bisglycinate
Zinc Bisglycinate là một loại chelate được tạo thành từ 1 phân tử Kẽm và 2 phân tử axit amin glycine. Sự kết hợp này tạo ra một dạng Kẽm hữu cơ tối ưu hóa cơ chế và tính chất hấp thu tự nhiên của cơ thể. Khi tiếp xúc với niêm mạc ruột, Zinc Bisglycinate chỉ mất khoảng 15 phút để được hấp thụ và đi vào cơ thể.
Nhờ vào mối liên kết với glycine, Zinc Bisglycinate có khả năng hấp thu mạnh mẽ mà không bị cạnh tranh hoặc ảnh hưởng bởi việc hấp thu các chất khác tại đường ruột. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sức mạnh hấp thụ của Zinc Bisglycinate. Zinc Bisglycinate đã vượt qua những hạn chế của việc sử dụng các dạng khác của Kẽm như Kẽm lactate, Kẽm gluconate và các loại Kẽm hữu cơ khác. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn hiệu quả và an toàn hơn cho việc bổ sung Kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
2. Ưu điểm vượt trội của Zinc Bisglycinate
2.1. Mức độ hấp thụ vô cùng hiệu quả
Zinc Bisglycinate có tốc độ và mức độ hấp thụ vô cùng vượt trội so với các hợp chất kẽm khác, chủ yếu nhờ vào cấu trúc đặc biệt của nó. Zinc Bisglycinate, hoặc Zinc Glycinate, hoạt động bằng cách hấp thụ vào cơ thể dưới dạng axit amin, trong khi các muối kẽm khác như Zinc Oxide hoạt động bằng cách thu hút nước từ các mô thông qua quá trình thẩm thấu.
Do cấu trúc chứa axit amin này, Zinc Bisglycinate có khả năng hấp thụ tối đa vào cơ thể, đồng thời được thẩm thấu qua thành ruột và vào máu để phân phối đến các tế bào khắp cơ thể một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, Zinc Bisglycinate cũng có độ ổn định tối đa không phụ thuộc vào độ pH trong quá trình tiêu hóa. Điều này là do nồng độ pH trong ruột có thể thay đổi theo giai đoạn tiêu hóa, và nếu nồng độ pH bị ảnh hưởng, các khoáng chất như kẽm có thể không được hấp thụ tốt và thậm chí được bài tiết ra ngoài như chất thải.
Tuy nhiên, Zinc Glycinate có thể chịu được sự thay đổi nồng độ pH trong suốt quá trình tiêu hóa và sẽ ở lại cho đến khi đạt đến vị trí hấp thụ trong ruột, cuối cùng được sử dụng cho mục đích bổ sung kẽm cho cơ thể. Bởi vì được chelate hoá, Zinc Glycinate có thể vượt qua “bức tường” ruột một cách nguyên vẹn và cần ít năng lượng ATP hơn trong quá trình tiêu hóa. Điều này giúp duy trì tính toàn vẹn của kẽm zinc trong suốt quá trình tiêu hóa.
Và lợi ích này không chỉ là lý thuyết. Có những nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tính ưu việt của Zinc Bisglycinate so với các loại phức hợp kẽm khác. Zinc Glycinate đã được một số nghiên cứu chứng minh có khả năng hấp thụ cao hơn 43% so với kẽm gluconate, cũng như tăng nồng độ kẽm trong huyết tương.
2.2. Không có tác dụng phụ đối với đường tiêu hóa
Zinc Bisglycinate có cấu trúc kết hợp với axit amin và là một hợp chất hữu cơ. Điều này làm cho nó dễ tiêu hóa hơn và hỗ trợ quá trình hấp thụ trong ruột tốt hơn mà không gây nhiều tác dụng phụ đối với đường tiêu hóa.
Xem thêm: Tất tần tật về việc giãn cơ mà có thể bạn chưa biết
Có một số người cảm thấy khó chịu ở dạ dày hoặc có cảm giác buồn nôn khi sử dụng khoáng chất dưới dạng bổ sung, đặc biệt là khi đang trong tình trạng đói. Tuy nhiên, các khoáng chất chelate được thiết kế một cách chuyên nghiệp để có thể hòa tan và ổn định trong môi trường có độ pH axit của dạ dày, từ đó tránh được những tác dụng phụ không mong muốn này.
2.3. Siêu khoáng chất
Zinc Bisglycinate được xem là một loại khoáng chất cao cấp do áp dụng công nghệ độc quyền và được cấp bằng sáng chế. Công nghệ này tạo ra các chelated axit amin khoáng, giúp hình thành cấu trúc muối kẽm hữu cơ với khả năng hấp thụ và độ phù hợp tối ưu trong quá trình tiêu hóa. Điều quan trọng cần lưu ý là kẽm và axit amin glycine từ kẽm bisglycinate chelate đều mang lại 100% giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
2.4. Khoáng chất sạch và an toàn
Zinc Bisglycinate được coi là một dạng khoáng chất “sạch” và an toàn hầu như không chứa các thành phần không mong muốn như GMO, gluten, sữa, lactose, đậu nành và các chất gây dị ứng. Điều này làm cho nó phù hợp với phần lớn người tiêu dùng, với mức độ an toàn cao.
Đặc biệt, zinc trong dạng này không chứa bất kỳ sản phẩm động vật hoặc phụ phẩm nào, và nó đã được kiểm tra kỹ lưỡng về độ chính xác, độ tinh khiết và hiệu quả. Nó không chứa thuốc trừ sâu và không sử dụng dung môi trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, quy trình phát hiện kim loại tiên tiến được áp dụng cho mỗi lô sản phẩm để đảm bảo tính toàn vẹn và chất lượng của khoáng chất.
3. Gợi ý bổ sung liều lượng khoáng chất Zinc Bisglycinate cho cơ thể
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về uống kẽm khi nào, hay kẽm nên uống lúc nào, thì chúng ta cần biết kẽm zinc uống bao nhiêu là đủ. Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần bổ sung kẽm mỗi ngày theo lượng như sau:
-
- Trẻ sơ sinh 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày
- Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ em 1–3 tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ em 4–8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
- Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
- Phụ nữ có thai: 11–12mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú: 12–13mg/ngày
Uống kẽm đúng cách là bổ sung đủ nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn cung cấp kẽm khác nhau. Vì thế bạn cần lưu ý uống kẽm khi nào chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. Chú ý xem chế độ ăn uống hàng ngày đã cung cấp bao nhiêu kẽm cho cơ thể và lượng bạn cần uống thêm là bao nhiêu. Bạn có thể nạp kẽm trong:
-
- Thực phẩm tự nhiên: Hàu, bào ngư, tôm, cua… và các loại hải sản khác là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất, tiếp theo là thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp khoảng 5mg kẽm mỗi ngày.
- Viên kẽm, ống kẽm: Thuốc kẽm và một số thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm (kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat). Bổ sung từ viên kẽm là cần thiết cho bà mẹ mang thai, trẻ nhỏ đang tuổi phát triển và dậy thì, người lớn ốm bệnh lâu ngày, dinh dưỡng kém, lớn tuổi, vận động viên khi chế độ ăn uống không đủ cung cấp lượng kẽm đầy đủ.
ACCUNIQ hy vọng thông qua những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về khoáng chất Zinc Bisglycinate. Chúc bạn nhiều sức khỏe!